Tư vấn cách phân chia không gian nhà ở giúp cuộc sống tiện nghi

Khi thiết kế nhà ở thì việc phân chia không gian cho ngôi nhà hợp lý nhất chính là vấn đề được gia chủ và KTS quan tâm nhất đấy. Vì ngôi nhà có thuận tiện hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách bố trí và sắp xếp các không gian chức năng đấy. Để làm được điều này thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé.

Cách phân chia không gian phòng khách và phòng sinh hoạt

+ Hiện nay có rất nhiều gia chủ thường hay chú ý đến việc bố trí cho ngôi nhà thân yêu của mình với một không gian riêng cho sinh hoạt giữa tất cả các thành viên trong gia đình hay còn gọi là phòng sinh hoạt chung của cả, nhưng đa số căn phòng này vẫn được kết hợp cùng với không gian của căn phòng khách.

+ Trong một căn nhà thì căn ohòng khách thường là căn phòng có diện tích lớn nhất và đẹp nhất trong căn nhà. Công năng chính của căn phòng này chính là nơi tiếp khách.

+ Bên cạnh đó, phòng khách còn được biết đến là không gian sinh hoạt chung dành cho mọi thành viên, vì vậy mà căn phòng này thường được trang trí màu sắc sinh động với gam màu nóng kết hợp tranh ảnh vô cùng mới mẻ.

+ Phòng sinh hoạt chung của cả gia đình chính là nơi để sử dụng cho nội bộ trong gia đình sinh hoạt và thư giãn bên nhau mà thôi. Đó chính là lý do mà phòng sinh hoạt chung này thường được bố trí ở trung tâm căn nhà để mang đến sự ấm cúng và gần gũi hơn cho tất cả các thành viên trong gia đình.

+ Ngoài ra, với cách bố trí nội thất phòng khách và phòng sinh hoạt chung bao gồm: Ghế sofa cùng với bàn tiếp khách sang trọng, hiện đại; chiếc kệ tivi, loa âm thanh và cả tủ bày đồ lưu niệm cùng với tủ đa năng vô cùng tiện nghi, đặc biệt là không thể thiếu đèn chùm trang trí để giúp căn phòng thêm lung linh hơn.

thiet-ke-phong-khach

Thiết kế phòng khách và phòng sinh hoạt hợp lý

Cách phân chia không gian phòng ăn, bếp

+ Không gian phòng ăn có thể được thiết kế liền kề cùng với bếp hay bố trí kết hợp cùng với không gian phòng khách. Còn nếu phòng ăn được thiết kế riêng thì vị trí thích hợp nhất là phải gần bếp để thuận tiện hơn.

+ Bên nên lưu ý là không gian phòng ăn của cả gia đình không nhất thiết phải làm cửa mà bạn chỉ cần ngăn cách bằng hình thức bình phong di động hoặc cũng có thể là vách ngăn hay rèm che để tạo được sự thông thoáng cho không gian.

+ Bên cạnh đó, nội thất chủ yếu trong phòng ăn đó chính là bộ bàn ăn kích thước vừa phải tùy theo số chỗ phục vụ bữa ăn cho tất cả các thành viên trong gia đình. Khu vực bếp cũng chính là nơi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, vì thế mà vị trí của bếp phải thuận tiện và thông với phòng ăn và phòng khách.

+ Đặc biệt, khu vực bếp cũng cần gần nơi vệ sinh nhưng không được liền kề để có thể tiện cung cấp nước sạch và cả nước thải nước bẩn.

+ Khu vực bếp này có thể bố trí nội thất như: Kiểu bố trí một phía hoặc cũng có thể hai phía, chữ L, chữ U tùy theo sở thích của gia chủ. Đặc biệt, bếp chính là nơi sử dụng nhiều nước, dầu mỡ nên vì vậy mà tường bếp thường ốp gạch hoặc ốp kính để tiện cho việc vệ sinh dễ dàng hơn nhé.

khong-gian-phong-an

Không gian phòng ăn, bếp thông thoáng và tiện nghi

Cách phân chia khu vực phòng ngủ

+ Phòng ngủ  chính là một căn phòng riêng tư và giữ vị trí vô cùng quan trọng trong ngôi nhà với chức năng để thư giãn và nghỉ ngơi.

+ Bạn nên lưu ý là không nên thiết kế phòng ngủ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhưng cần phải có độ thông thoáng nhé. Màu sắc trang trí căn phòng này sẽ tùy vào sở thích riêng của gia chủ nhưng thường chọn màu êm dịu để tạo được cảm giác mát mẻ.

Cách phân chia không gian nhà vệ sinh

+ Nhà vệ sinh là khu vực sẽ đảm bảo các hoạt động vệ sinh cá nhân hằng ngày của tất cả các thành viên trong gia đình như tắm giặt, đại tiểu tiện….

+ Nên thiết kế cửa sổ nhà vệ sinh cao từ 1,2m trở lên để giúp lấy ánh sáng nhân tạo và nên có thiết bị thông gió được đặt cuối hướng gió. Bên cạnh đó, phòng vệ sinh nên sử dụng gạch ốp trên nền phải dùng gạch chống trơn để đảm bảo an toàn.

+ Bố trí nội thất phòng vệ sinh bao gồm: Lavabo, bồn tắm, vòi sen, xí xổm…. chính là những vật dụng cần thiết.

nha-ve-sinh

Nhà vệ sinh với thiết kế tiện dụng và đẹp mắt

Cách bố trí ban công và lôgia

+ Ban công được biết đến chính là không gian mở gắn liền với ngôi nhà và cũng là nơi tiếp cận trực tiếp với thiên nhiên của sinh hoạt gia đình.

+ Lôgia chính là những diện tích nằm thụt vào mặt trong của căn nhà với ba phía được bao quanh bởi tường còn một phía là không gian mở nên sẽ tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên.

+ Khu vực ban công, lô gia chính là  không gian vô cùng quan trọng để bạn nghỉ ngơi, hóng mát và đây cũng chính là không gian đệm giữa trong và ngoài để giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

+ Đặc biệt, ở khu vực này bạn nên bố trí nội thất như chậu hoa, bàn ghế nghỉ ngơi… như vậy sẽ hợp lý lắm đấy.

Cách bố trí sân thượng và giếng trời

+ Sân thượng chính là phần mở rộng ở phái ngoài trời trên mái nhà và khu vực này cũng tương đối linh hoạt về công năng nên bạn có thể sử dụng để làm vườn, thư giãn hay thiết kế một bể bơi trên sân thượng sẽ hợp lý lắm đấy.

+ Giếng trời chính là khoảng không gian được thiết kế thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái để giúp lấy ánh sáng tối đa cho khu vực bên trong ngôi nhà. Trong một ngôi nhà thì giếng trời có thể có hoặc không. Nhưng để có thể vẫn đảm bảo thông thoáng cách nhiệt hay tạo gió đối lưu và giúp lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà tốt nhất thì nên thiết kế giếng trời nhé.

gieng-troi-giup-ngoi-nha

Giếng trời giúp ngôi nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên

Ngô Huỳnh hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!

 

ĐẶT LỊCH
TƯ VẤN
TRỰC TIẾP
+  QUÀ TẶNG
MANG VỀ

xây nhà phố cho thuê văn phòng

Bài viết liên quan