Những nét đặc trưng cơ bản của trường phái kiến trúc Bauhaus

Trong lịch sử của nền mỹ thuật thế giới, Bauhaus được biết đến là trường nghệ thuật đầu tiên đặt tại Đức, cũng là trường đầu tiên kết hợp giữa thủ công và mỹ thuật từ những năm 1919-1933. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại là những quan điểm về thiết kế, Bauhaus đã nhanh chóng phát triển và trở thành phong trào thiết kế Bauhaus đỉnh cao, đồng thời có ảnh hưởng sâu sắc đến các phong cách thiết kế kiến trúc nội thất hiện đại ngày nay. Trước khi đến với những nét đặc trưng cơ bản của trường phái nghệ thuật này thì chúng ta cùng tìm hiểu qua lịch sử hình thành và phát triển của trường phái kiến trúc Bauhaus trước nhé.

Trường phái Bauhaus có sức ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc hiện đại

Trường phái Bauhaus có sức ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc hiện đại

Lịch sử hình thành và phát triển của Bauhaus

Sau thế chiến thứ 2, nền nghệ thuật Đức rơi vào sự suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra rằng những nguyên tắc trong kiến trúc nhà phong cách châu Âu ngày xưa đã không còn phù hợp nữa. Lúc này, ông đã nhanh chóng tìm cách xóa bỏ những quy ước xưa cũ, những họa tiết rườm rà trong thiết kế trước kia.

Đến năm 1919, kiến trúc sư Walter Gropius đã được chính quyền thành phố Weimar cấp giấy phép thành lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia trên cơ sở sáp nhập giữa hai Trường Nghệ thuật Thủ công Weimar và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại Huân Tước, tạo tiền đề cho sự phát triển của nghệ thuật Bauhaus.

Trong những năm đầu tiên, trường phái Bauhaus đã xây dựng cho mình sự cân bằng giữa công năng và và thẩm mỹ của nội thất hay việc chế tạo bàn ghế, đồ gốm,.. Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và luôn tìm cách cải tiến riêng cho mình. Vì vậy, phong cách này rất thích hợp khi thiết kế thi công nội thất văn phòng.

Những nét đặc trưng cơ bản của phong cách Bauhaus

Bauhaus có sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ

Trong phong cách kiến trúc Bauhaus, sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ luôn là nét đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất. Kiến trúc sư Walter Gropius từng nói rằng: “Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó không có gì là “Art Professional – nghệ thuật chuyên nghiệp”.

Nghệ thuật là một nghề cao quý, nhưng không có gì khác biệt giữa thợ và nghệ sĩ – bởi lẽ tất cả đều đặt hết tâm tư của mình vào khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật. Và rằng, mọi nghệ sĩ đều cần có nền tảng thủ công, cùng là nguồn gốc của sự sáng tạo. Vì thế, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ không tách rời, luôn phát triển và thống nhất với nhau trong phong cách kiến trúc Bauhaus.

 

 

Những nét đặc trưng cơ bản trong phong cách kiến trúc Bauhaus

Những nét đặc trưng cơ bản trong phong cách kiến trúc Bauhaus

Bauhaus chú trọng công năng

“Thẩm mỹ đi liền với công năng” chính là nét đặc trưng cơ bản và quan trọng không kém so với nét đặc trưng trên của phong trào Bauhaus. Một căn hộ sang trọng, ấn tượng lại cân bằng với công năng thì còn gì bằng.

William Morris từng phát biểu rằng “Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng”. Vì thế vẻ đẹp nội thất phải đi cùng công năng. Quan điểm đấy cũng ảnh hưởng đến thế hệ sau, tiêu biểu là sự phát triển của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus.

Sau này, những tác phẩm mang phong cách thiết kế Bauhaus luôn chú trọng và đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí.

Công trình kiến trúc tiêu biểu cho phong trào kiến trúc Bauhaus

Trường phái Bauhaus được sáng lập bởi Walter Adolph Gropius (18/5/1883) – ông là một kiến trúc sư nổi tiếng tại Đức, đồng thời là tác giả của rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như Nhà máy giày Fagus (1910 – 1911) tại Đức; Khu nhà ở Siemenstadt (1929) hay Khu chung cư Aluminum City Terrace (1942-1944),…

Và khi nhắc đến trường phái kiến trúc Bauhaus thì sẽ không ai có thể bỏ qua được công trình kiến trúc tiêu biểu nhất – Trường Đại học Bauhaus. Phong cách hình học nhọn trở thành mô hình, và xu hướng cho những căn hộ và những tòa nhà cho ngày nay. Công trình kiến trúc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, sau khi được tu bổ và sửa chữa sau những ngày bị lãng quên trong chiến tranh. Hiện nay trường đại học này mỗi ngày trong năm đều tràn ngập ánh sáng và đang là địa điểm tham quan cho du khách khi nó có một bảo tàng riêng cho mình.

Công trình kiến trúc tiêu biểu – Trường đại học Bauhaus

Công trình kiến trúc tiêu biểu – Trường đại học Bauhaus

Bên cạnh kiến trúc, thì trường phái Bauhaus còn gây ảnh hưởng đến những tác phẩm đồ họa và đạt được một số thành tựu nổi bật như: nó mở ra con đường đồ họa mới – nghệ thuật chữ (typography) của Jan Tschichold (1902 – 1914), hay Joost Schmidt,..

Lời kết

Bauhaus không chỉ là tên của một trường đại học mà nó còn là một trường phái nghệ thuật gắn liền và tồn tại với lịch sử nghệ thuật và kiến trúc của thế giới. Những triết lý của Bauhaus sẽ là cầu nối giữa mỹ thuật, nghệ thuật, tính ứng dụng, thực hành của cuộc sống. Bauhaus cũng là tiền đề cho  Thiết kế Chức năng, Thiết kế Tối giản của nền thiết kế hiện đại của ngày nay.

Hãy cùng với xây dựng Ngô Huỳnh chúng tôi tìm hiểu và tham khảo thêm nhiều phong cách thiết kế kiến trúc ấn tượng khác hiện nay nhé.

ĐẶT LỊCH
TƯ VẤN
TRỰC TIẾP
+  QUÀ TẶNG
MANG VỀ

xây nhà phố cho thuê văn phòng

Bài viết liên quan