Trong thiết kế nhà từ xưa đến nay, giếng trời được xem là giải pháp kỹ thuật để đón ánh sáng và lấy gió cho ngôi nhà. Mặt khác giếng trời còn là giải pháp kiến tạo không gian, độc đáo, thể hiện không gian sống ấn tượng và đẹp mắt cho chính chủ nhân ngôi nhà. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được tối ưu lợi ích mà giếng trời mang lại cũng như có được một thiết kế đẹp mắt, ấn tượng tuyệt vời thì chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết này với các lưu ý khi thiết kế giếng trời nhé.
Thiết kế nhà ống có giếng trời
Xem thêm:
Tóm Tắt Nội Dung
Các lưu ý khi thiết kế giếng trời trong kiến trúc nhà ống
Thiết kế giếng trời trong nhà
Giếng trời trong kiến trúc nhà ống thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả mà nó mang lại. Thiết kế giếng trời ở trong nhà sẽ có 3 mặt, bao gồm thiết kế cho không gian hành lang, cầu thang, phòng vệ sinh và các phòng khác. Đặt vị trí ở giữa nhà sẽ giúp giếng trời trở thành trung tâm điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho toàn bộ ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn. Nếu thiết kế giếng trời ở trong nhà thì bạn nên làm mái kính che, vừa đảm bảo thẩm mỹ, đảm bảo đón nắng, đón gió một cách hợp lý nhất.
Thiết kế giếng trời sau nhà
Một vị trí khác để đặt giếng trời là ở phía sau nhà. Thiết kế giếng trời ở vị trí này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của ngôi nhà. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ. Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau, nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời, để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Ngoài ra, nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Thiết kế giếng trời cuối nhà
Với đặc thù của những mẫu nhà ống trong thành phố, thiết kế giếng trời một cách khoa học sẽ giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn. Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố khác nhau để thiết kế tổng thể ngôi nhà được liền mạch cũng như tối ưu hoá được hiệu quả của giếng trời. Bạn có thể tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để không gian thêm phần ấn tượng, hoặc sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian, vừa đón nắng và cản nắng một cách khoa học. Phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt, nơi qua lại cho nên hãy hạn chế việc treo đèn, chậu cây hay những vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm cho không gian sinh hoạt
Giếng trời các tác động đón nắng, gió làm thông thoáng ngôi nhà
Thiết kế giếng trời một cách khoa học để tối ưu được hiệu quả
Thiết kế giếng trời cho các loại kiến trúc nhà ống, nhà biệt thự, nhà phố thực chất không khó, Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý ở đây là việc thiết kế phải đáp ứng làm sao để có thể đón được không gian thông thoáng, ánh sáng tự nhiên. Đây mới là việc đáng bận tâm nhất trong thiết kế giếng trời vừa đẹp mắt, vừa khoa học để tối ưu được hiệu quả mà nó mang lại.
Khi thiết kế giếng trời, cần dựa trên cấu tạo hình thành giếng mà đưa ra những phương án thiết kế sao cho khoa học nhất. Sau đây là cấu tạo hình thành giếng trời:
Thiết kế đỉnh giếng
Thiết kế đỉnh giếng có thể trang trí bằng hệ khung mái, hoa sắt. Việc thiết kế mái kính sẽ đảm bảo cho việc đón nhận ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Mái che nên có khung sắt làm khung để đảm bảo an toàn. Kính làm mái che nên thiết kế họa tiết hoặc sử dụng mái nhựa để giúp cho việc trao đổi ánh sáng khoa học hơn.
Thiết kế thân giếng
Ở diện tường xuyên tầng của giếng trời có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh, kết hợp chiếu sáng theo nhu cầu và sở thích của từng người. Trên những mảng tường có thể ốp đá để làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách. Hoặc sử dụng những chậu cây tiểu cảnh xanh dạng dây leo để trang trí.
Thiết kế đáy giếng
Ở khu vực đáy giếng, chúng ta có thể dễ dàng trang trí cho nó để tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà và đây cũng là khu vực được trang trí cầu kỳ nhất. Thường gia chủ sẽ thiết kế hòn non bộ, bể cá, tiểu cảnh, vườn cây leo sẽ giúp không gian của ngôi nhà trông xanh và trông thoáng hơn.
Ánh nắng sẽ được chiếu thẳng trực tiếp từ bầu trời xuống giếng trời với cường độ mạnh, điều này sẽ gây ra sự dư thừa ánh nắng, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Hoặc có trường hợp vào mùa mưa, nước mưa phả, tạt vào trong sẽ gây ra sự phiền toái. Hoặc đôi khi trộm thường lợi dụng mái giếng trời thiết kế không quá chắc chắn, hoặc đập vỡ để đột nhập vào trong. Hiện nay trên thị trường, mái giếng trời được thiết kế với hai kiểu: loại mái che cố định và loại mái che di động.
Mái che cố định:
Mái che cố định là loại mái che được sử dụng nhiều nhất vì đơn giản trong lắp đặt, có nhiều lựa chọn về giá cả. Với thiết kế cố định này, nên sử dụng vật liệu như tấm poly dày hoặc kính cường lực để làm mái che. Để đảm bảo cách nhiệt cho không gian, bạn nên sử dụng tấm phim cách nhiệt ở mặt trong hoặc lắp thêm ô thoáng để thoát hơi nóng phía trong.
Mái che di động:
Loại mái che di động này cho phép chúng ta có thể đóng mở giếng trời của mình theo nhu cầu sử dụng. Giải pháp này hoàn toàn linh hoạt hơn mái che giếng trời cố định, tuy nhiên chi phí đầu tư và thời gian thi công lâu hơn mái che cố định
Thiết kế giếng trời một cách hiệu quả và khoa học
Lời kết
Việc thiết kế giếng trời nhìn có vẻ đơn giản nhưng để có thể tối ưu được hiệu quả mà giếng trời mang lại cho ngôi nhà của mình thì quả thật không dễ chút nào. Với các lưu ý này thì mong rằng bạn có thể thiết kế giếng trời nhà ống một cách ấn tượng và hiệu quả nhất Và đừng quên, theo dõi tiếp phần tiếp theo của bài viết này để hiểu rõ hơn về các lưu ý khi kế giếng trời cho nhà ống nhé.