Singapore được biết đến như là một đảo quốc xanh với những công trình kiến trúc sinh thái. Nhưng bạn có biết tại sao lại như thế không? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết này nhé.
Những công trình kiến trúc sinh thái vĩ đại ở Singapore
Singapore lựa chọn kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái cho thành phố của mình
Hiện nay, Singapore là quốc gia đặc biệt với 90% cư dân Singapore sở hữu nhà, trong đó phần lớn họ sống trong những căn hộ thuộc các khối nhà cao tầng do Cục Phát triển Nhà ở Singapore HDB xây dựng và được quy hoạch tỉ mỉ. Và ngày nay, ở Singapore có khoảng 1 triệu căn hộ HDB, phần lớn tập trung ở 23 thị trấn mới mở theo hình bán nguyệt quanh lõi ven biển của thành phố.
Những ngôi nhà tại Singapore của khoảng 5 năm về trước chủ yếu cho thuê để đáp ứng nhu cầu của người nghèo tại đây. Nhưng khoảng vài năm trở lại đây, với sự phát triển bất động sản nhanh đến chóng mặt, 80% dân số quốc đảo này đã sở hữu nhà của chính mình.
Viện tài nguyên đô thị Singapore (ULI) cho hay, để đảm bảo tốc độ đô thị hóa nhanh mà không xung đột với sự phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống, người dân luôn được đặt làm trung tâm trong quá trình lên kế hoạch, thiết kế và xây dựng các khu dân cư.
Theo ước tính của chính phủ Singapore, dân số của họ sẽ tăng lên 6,9 triệu người vào năm 2030, trong khi với diện tích hạn chế chỉ khoảng 721,5 km2 (bằng 1/3 TP.HCM). Vì vậy, đất nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc phát triển nhà cao tầng với mật độ xây dựng cao theo kiến trúc sinh thái khi mà đây là giải pháp toàn vẹn nhất để giải quyết các vấn đề mà đất nước này đang gặp phải.
Kiến trúc sinh thái được hiểu đơn giản là loại kiến trúc cộng sinh, hoà hợp với thiên nhiên. Trong phong cách thiết kế này thì kiến trúc phải hòa đồng với thiên nhiên, lấy sự thích nghi và ứng phó mềm để làm phương châm trong ứng xử với thiên nhiên.
Kiến trúc sinh thái giúp giảm thiểu phí tổn năng lượng, hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện và thiết bị kỹ thuật tiêu tốn năng lượng điện. Thay vào đó là tận dụng tối đa nguồn năng lượng từ thiên nhiên để giải quyết các nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày, hướng cuộc sống con người trở lại đần với các điều kiện tự nhiên. Ngoài ra nó còn giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên khi chúng sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một cách dè xẻn và bảo tồn chúng để dành cho các thế hệ mai sau. Hạn chế khai thác và cạn kiện hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên; tăng cường khả năng tái sử dụng vật liệu, tránh tình trạng các vùng đất biến thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống. Đồng thời, nhà ở sinh thái chỉ có thể mang tính khả thi khi các đô thị, các khu dân cư được cải tạo, được quy hoạch xây dựng theo những quan điểm và bài bản của kiến trúc sinh thái. Các hạt nhân nhà ở không thể nào cải thiện đáng kể các điều kiện tiện nghi khí hậu vì tiện nghi sống trong một đô thị bị ô nhiễm, bị suy thoái về phương diện môi trường. Và đây cũng chính là lý do tại sao Singapore lại lựa chọn kiến trúc sinh thái làm chủ đạo cho toàn bộ công trình của đất nước.
Các tòa nhà cao tầng được xây dựng xen kẽ cao thấp với nhau để tránh cảm giác bí bách, chật chội
Xem thêm:
Để tránh tạo ra cảm giác quá chật chội cho người dân, các khu nhà cao tầng của Singapore được xây dựng xen kẽ với những tòa nhà thấp hơn, đảm bảo đồng thời công năng và tính thẩm mỹ.
Một trong những chuyên gia quy hoạch của Singapore đã so sánh quy hoạch đô thị ở Singapore như một bàn cờ mà ở đó không có hai miếng có cùng chiều cao. Cho nên để tối đa hóa lợi ích không gian, Singapore biến những mảnh đất trống bên cạnh các khu vực cơ sở hạ tầng của thành phố thành những địa điểm phục vụ hoạt động thương mại và giải trí. Ý tưởng xuyên suốt của các cơ quan chức năng tại đây là tận dụng mọi không gian có thể để phục vụ cộng đồng.
Và một trong những điều khiến Singapore thành công trong việc quy hoạch đô thị đó là “thành phố xanh”.
Theo số liệu của Hội đồng Công viên Quốc gia Singapore, số lượng công viên tại đất nước này đã tăng từ 13 vào năm 1975 đến 330 năm 2014. Cũng trong khoảng thời gian này, diện tích không gian xanh tăng từ 879 ha lên 9.707 ha, tương đương khoảng 13,5% tổng diện tích của toàn bộ đảo quốc sư tử.
Các công trình kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh là điều mà Singapore tự hào
Lời kết
Singapore khẳng định, dù quá trình đô thị hóa tăng nhanh đến đâu, không gian xanh sẽ luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của họ. Trong tương lai, các công viên hiện tại sẽ liên tục nâng cấp đồng thời xây dựng mạng lưới liên kết các không gian xanh với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website ngohuynh.com.