Các điều cần lưu ý trong thiết kế công trình kiến trúc xanh

Kiến trúc sinh thái – kiến trúc xanh là một khái niệm cũ nhưng hiện đang trở thành xu hướng mới mới khi con người muốn trở lại với những không gian sống thoải mái, tiện nghi mà thân thiện với môi trường gần gũi thiên nhiên.

kiến trúc sinh thái

Xu hướng kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh trong công trình nhà ở ngày nay

Những lưu ý trong thiết kế công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

Xây dựng nhà ở theo kiến trúc sinh thái không chỉ phụ thuộc bởi các giải pháp kiến trúc và giải pháp kỹ thuật cho bản thân ngôi nhà, mà còn phụ thuộc nhiều hơn bởi những cục diện mang tính vĩ mô.

Trước hết, nhà ở sinh thái phụ thuộc vào thái độ của chúng ta đối với thiên nhiên thể hiện ở những quan điểm mang tính chiến lược sau đây:

  • Sống hoà hợp với môi trường thiên nhiên: việc ứng dụng kiến trúc xanh vào nhà ở là để có được một không gian sống hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên. Lấy sự thích ứng đối với thiên nhiên sẵn có để bắt đầu xây dựng ứng biến theo nó.
  • Tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí thải độc ra ngoài môi trường: hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử hao tốn nhiều năng lượng điện. Hãy tận dụng tối đa các giải pháp thiết kế để có thể sử dụng được nguồn năng lượng tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày của con người, hướng cuộc sống của con người dần trở lại với các điều kiện tự nhiên sẵn có. 
  • Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên: việc ứng dụng kiến trúc sinh thái vào các công trình nhà ở giúp sử dụng tài nguyên đất đai và sinh thái một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Hạn chế khai thác và cạn kiện hóa các vật liệu và nguyên liệu tự nhiên, tăng cường khả năng tái sử dụng vật liệu, hạn chế biến các vùng đất tự nhiên thành những bãi thải chất rắn, giết chết mọi sự sống.
  • Giúp cải thiện khí hậu, môi trường tự nhiên, hạn chế sự suy thoái của môi trường. 

Và với những điều trên cùng với nhận thức của con người về việc sức khỏe bị ảnh hưởng như thế nào khi môi trường tự nhiên bị phá huỷ thì xu hướng kiến trúc xanh đã trở nên phổ biến và mọi người cùng nhau hướng về thiên nhiên. 

kiến trúc sinh thái

Ứng dụng kiến trúc xanh vào nhà ở để tạo nên không gian sống khoẻ và thân thiện với môi trường

Tuy nhiên việc ứng dụng như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết được, cho nên một số lưu ý sau đây là cần thiết khi bạn muốn ứng dụng kiến trúc sinh thái vào trong công trình nhà ở của mình ở Việt Nam

Xem thêm:

Yếu tố gió trong kiến trúc sinh thái 

Gió là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc sinh thái và nó cũng là món quà mà thiên nhiên có nhiều nhất, chúng ta hãy nhận lấy và tận dụng nó. Cho nên, trong thiết kế công trình nhà ở thì hãy đặt cửa đi và cửa sổ ở những hướng hợp lý với điều kiện khí hậu bản địa để có thể đón gió. Tuy nhiên, cần lưu ý kết hợp tốt các khoảng mở trên tường (cửa và cửa sổ) và trên sàn (cầu thang, giếng trời) để làm tăng hiệu quả đưa gió vào nhà.

Các hướng gió chủ đạo ở Việt Nam (đặc biệt là Nam bộ) là: hướng Tây Nam rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 11, và hướng Đông Nam rơi vào khoảng tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. 

Yếu tố nắng trong kiến trúc sinh thái

Hạn chế tối đa việc mở cửa sổ cũng như cửa đi ở hướng Tây là điều cần lưu ý (vì mặt trời hướng Tây chứa một lượng bức xạ rất lớn lan tỏa hơi nắng vào không gian sống). Tuy nhiên cũng cần phải chú ý các khoảng trống để có thể đón nắng trực tiếp vào nhà để diệt khuẩn tự nhiên, nâng cao sức khỏe những thành viên sống trong ngôi nhà.

Đồng thời tận dụng tối đa nguồn năng lượng mặt trời (thông qua hệ thống tiếp nhận năng lượng mặt trời) để tiết kiệm điện, đồng thời giảm thiểu khí thải vào môi trường. Một hệ thống máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời hoàn toàn hữu ích, ngay cả vào mùa hè, vì nước nóng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau (tắm giặt, nấu nướng, lau dọn nhà cửa… vừa nhanh, vừa sạch, vừa tiết kiệm năng lượng điện hoặc gas).

Yếu tố nước trong kiến trúc sinh thái

Một trong những tiêu chí quan trọng nữa đối với ngôi nhà xanh là việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước sạch (bao gồm cả hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải và nước mưa).

Ở Việt Nam, việc thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý và tái sử dụng nước thải vẫn còn là một điều không tưởng vì vẫn chưa thể nào làm được dễ dàng trong thời gian này. Tuy nhiên, việc thiết kế hệ thống tích trữ nước mưa (bể chứa, hồ nước hay thậm chí là bể bơi…) tại các khu vực nhà riêng (đặc biệt là các khu biệt thự, nhà vườn, nhà sinh thái…) để dùng cho các công việc như tưới vườn hay lau rửa là gợi ý hoàn toàn phù hợp khi vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm chi phí.

Yếu tố vật liệu thân thiện môi trường

Các vật liệu cách nhiệt, chống nóng sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường chính là những gì bạn cần trong công trình nhà ở của mình. Loại sơn chống nóng có thể làm giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt, hơn 50-70% bức xạ mặt trời sẽ bị phản xạ lại, giúp giảm độ nóng ngôi nhà 50C, vừa giúp bạn tạo một môi trường sống dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế việc trang trí quá nhiều nội thất không cần thiết trong ngôi nhà để tránh tình trạng thải ra nhiều rác thải cũng như tiêu thụ nhiều nguồn năng lượng. 

Hãy lắp đặt các hệ thống thiết bị thông minh tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, tận dụng những gì có sẵn của thiên nhiên để thiết kế nhà ở của mình có thể sử dụng được những gì sẵn có để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày một cách dễ dàng và thân thiện với môi trường nhất.

kiến trúc sinh thái

Hiểu rõ và kết hợp các yếu tố với nhau để tối ưu hoá không gian sống hoà hợp với thiên nhiên

Lời kết

Để có thể tạo ra được một công trình nhà ở theo kiến trúc sinh thái, kiến trúc xanh thân thiện với môi trường mà vẫn có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho đời sống là việc không phải dễ dàng. Hãy tìm hiểu kỹ và ứng dụng các yếu tố lại với nhau để có được không gian sống xanh và lành mạnh, thân thiện với môi trường nhất nhé. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website ngohuynh.com.

ĐẶT LỊCH
TƯ VẤN
TRỰC TIẾP
+  QUÀ TẶNG
MANG VỀ

xây nhà phố cho thuê văn phòng

Bài viết liên quan