Chào bạn!
Ngày 7/11/2017, tại công trình nhà cô Hạnh – đội thi công Ngô Huỳnh đã tiến hành đổ bê tông sàn sân thượng.
Kỹ thuật đổ bê tông bạn nên biết:
Trước khi đổ:
- Kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn
- Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác
- Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác
Trong khi đổ:
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
- Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.
- Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện. - Trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
- Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.
- Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
- Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
- Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.
- Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
- Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.
- Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.
KTS Ngô Hải Long
Xây dựng Ngô Huỳnh – Cùng bạn xây tổ ấm.
► Văn phòng chính : 267 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
► Hotline : 0909 155 919 – Kts.Long ( từ 8g – 17g)
► Điện thoại: 028.710.999.89 (Phím 1 CSKH, Phím 2 Thiết kế, Phím 3 Vật tư – Kế toán)
► Email : NgoHuynhHome@gmail.com